Bạn có đang lạm dụng các câu nói so sánh con mình và “con nhà người ta”? Bạn cho rằng nếu nói với con mình như vậy, chúng sẽ phải biết noi gương đứa trẻ được mang ra so sánh và cố gắng đạt được thành tích y như họ?
Liệu điều này có thực sự mang lại hiệu quả?
Nếu phải mang ra hỏi những đứa trẻ về cảm nhận của các em khi suốt ngày bị lôi ra mắng chỉ vì “không học giỏi như con-nhà-người-ta”, “không nấu ăn ngon mà còn ngoan ngoãn như con-nhà-người-ta”, “không hoạt động thể thao như con-nhà-người-ta”, “không ngủ đủ giấc như con-nhà-người-ta”, “không…ăn rau như con-nhà-người-ta”, thì 99% sẽ nói “Con mệt với câu nói đó lắm rồi!”.
Ngày xưa trong binh pháp Tôn Tử có kế kích tướng – nghĩa là đem 1 chuyện mà người ta chưa mạnh ra nói và so sánh với kẻ khác để vị tướng đó kích động và phải quyết tâm vượt trội hơn. Tuy nhiên kế sách này nếu mang ra dùng không khéo léo và dùng quá thường xuyên, sẽ gây ra phản tác dụng.
Thời tôi còn bé, bố mẹ hay mang cô em họ bằng tuổi tôi ra so sánh, nói “Xem cái L nó vừa xinh, vừa chăm ngoan, đi học về là giúp mẹ đi chợ nấu cơm. Còn mày suốt ngày ngồi bàn học, chắc là trốn rửa bát chứ học hành gì!”. Một câu nói mà như vạn tiễn xuyên tâm. Thời đó tôi đã khóc lóc rất nhiều vì luôn nghĩ mình kém cỏi, dù có học tốt cũng không thể bù được việc tôi không chăm làm việc nhà, ngày cuối tuần đi chơi cũng bị mắng là trốn việc, dường như không bao giờ tôi làm việc đủ để bố mẹ hài lòng.
Tôi đã cực kì hận “con nhà người ta” mà bố mẹ luôn mang ra so sánh, từ thằng nhóc đầu ngõ với cái miệng lanh lảnh chào người lớn khi nhìn thấy từ xa, đến con bé hàng xóm mỗi khi mẹ sang cho kẹo lại thấy nó đang phụ nhặt rau lau nhà. Có thể nói “con-nhà-người-ta” thực sự trở thành nỗi ám ảnh và kẻ thù của mọi đứa trẻ là con của các bậc cha mẹ còn giữ tư duy xưa cũ.
Tình trạng này có nguyên nhân bắt nguồn từ căn bệnh thành tích của các bậc phụ huynh và rộng hơn là của cả xã hội. Trong khi người người nhà nhà chê trách nền giáo dục quá coi trọng bằng cấp và rằng giờ đây “có bằng tiễn sĩ làm còn chẳng đủ ăn”, thì cạnh bữa cơm nóng hổi vẫn tua đi tua lại bài ca “con phải học lấy cái bằng giỏi, đi thi cấp tỉnh, thành phố cho bố mẹ nở mày nở mặt nghe chưa?”...mà thậm chí không cần biết con mình thích gì, giỏi gì và thực sự muốn gì.
Các bậc cha mẹ thường cho rằng, chỉ cần dúi con vào bàn, bắt con học thuộc lòng mọi thứ trong sách là con sẽ đạt điểm cao, tuy nhiên câu chuyện ngay sau các bài kiếm tra chính là “chữ thầy con trả lại thầy”.
BÂY GIỜ ĐÂY CHÍNH LÀ THỜI ĐIỂM ĐỂ TẠO RA SỰ THAY ĐỔI!
Bạn có biết, có tới #4 loại học sinh khác nhau với các cách tiếp nhận kiến thức hoàn toàn khác nhau? Con bạn học chưa giỏi có thể vì chúng đang bị ép học theo cách của người khác mà không phải của chính chúng. Hãy xem ngay những cách học đó là gì nhé:
- Audiotory : Học qua việc lắng nghe. Với họ, việc nghe đi nghe lại 1 thông tin sẽ giúp họ ghi nhớ lâu hơn việc nhìn hay đọc. Vì thế nếu con bạn nằm trong dạng này, hãy khuyến khích chúng đọc to kiến thức lên, và lặp lại nhiều lần để khắc sâu hơn.
- Visual : Học qua hình ảnh. Kiểu người học này học bằng cách liên kết thông tin với hình ảnh và sơ đồ. Họ thích trình bày kiến thức có được bằng các dạng sơ đồ, hình vẽ trực quan để ghi nhớ chúng một cách lâu dài. Hãy tìm hiểu xem con bạn có nằm trong số này không, và sau đó hướng dẫn chúng lập sơ đồ tư duy (mind map) để dễ dàng làm chủ thông tin.
- Intrapersonal : Học qua ghi chú (hay còn gọi là học qua đọc và viết). Những người nằm trong nhóm này thường thích có hướng dẫn bằng văn bản và thích lập danh sách. Cách học chủ yếu của họ chính là viết lại những kiến thức theo ý hiểu và hành văn của mình để ghi nhớ chúng một cách sâu sắc, sau đó họ cần so sánh lại với bài giảng ở lớp hay làm thuyết trình để một lần nữa xác nhận thông tin.
- Kinaesthetic : Học qua thực hành. Thật dễ để nhận biết người trong nhóm này vì họ rất thích lôi mọi vật ra thực nghiệm những gì họ học được, một sản phẩm sáng tạo, một thí nghiệm hay đơn giản là thử làm 1 món ăn trong sách, họ làm để ghi nhớ kiến thức một cách lâu dài, nếu có cơ hội và được khuyến khích, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ và hướng dẫn lại người khác để một lần nữa nhắc lại thông tin cho họ.
Vì vậy, nếu con bạn học chưa giỏi thì bạn phải luôn nhớ rằng, nếu bắt cả cá, voi, chuột, khỉ cùng phải leo cây, thì cá sẽ mãi mãi là con vật có IQ thấp nhất trong muôn loài.
Tuy nhiên có 1 phương pháp cả 4 kiểu người học trên đều học được, chính là HỌC QUA TRÒ CHƠI!
Vừa có đọc câu hỏi, có hình ảnh trên thẻ chơi, lại còn có kiến thức viết bằng chữ và quan trọng là được thực hành chơi cùng các bạn. >>> #BRAINBOX là sự lựa chọn hoàn hảo nhất!
Liên hệ #KIZMO để biết thêm chi tiết nhé!